thầu xây dựng, tư vấn thiết kế, thầu xây dựng tân phú, xây dựng sài gòn, xây dựng nhà phố sài gòn

thầu xây dựng, tư vấn thiết kế, thầu xây dựng tân phú, xây dựng sài gòn, xây dựng nhà phố sài gòn

thầu xây dựng, tư vấn thiết kế, thầu xây dựng tân phú, xây dựng sài gòn, xây dựng nhà phố sài gòn

Hoàn công công trình

Thủ tục hoàn công nhà: Bước cuối cùng hoàn thiện về pháp lý nhà ở

       Hoàn công nhà ở là một thủ tục hết sức quan trọng để hợp thức hóa căn nhà của cá nhân, hộ gia đình về mặt pháp lý. Việc hoàn công nhà ở từ trước đến nay luôn có nhiều phản ánh khó khăn, tuy vậy mặt khác cũng chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức của các chủ nhà xây dựng.

      Nhà ở là công trình xây dựng để phục vụ mục đích ở của cá nhân, hộ gia đình. Không phải ai trong chúng ta cũng đều có thể tự đầu tư xây dựng được cho riêng mình được một căn nhà. Tuy nhiên khao khát được sở hữu căn nhà của chính bản thân lại luôn thường trực trong suy nghĩ của mỗi người. Cấp được giấy phép xây nhàđã khó khăn, quá trình xử lý trong thi công xây dựng cũng rất nhiều vấn đề phải xử lý và đặc biệt đến cả lúc thực hiện xong việc xây dựng thì cũng còn cả một quá trình cần xử lý liên quan đến hoàn công.

      Trong khuôn khổ nội dung dưới đây, chúng tôi muốn hướng dẫn tới các bạn thủ tục hoàn công nhà ở, bao gồm cả nhà cấp 4, nhà ở tại đô thị và nhà ở tại nông thôn. Để từ đó đưa ra được con đường đi rõ ràng và cụ thể nhất cho quá trình thực hiệ thủ tục hoàn công của các bạn.

Để thực  hiện việc hoàn công nhà ở, trước hết phải xác định được điều kiện của việc hoàn công.

Bước 1: Xác định điều kiện hoàn công

Hoàn công nhà ở là một thủ tục bắt buộc đối với tất cả các nhà ở phải xin phép xây dựng. Điều này đồng nghĩa nếu nhà ở không cần xin phép xây dựng thì cũng không nhất thiết phải tiến hành thủ tục hoàn công.

Theo quy định tại Luật xây dựng 2014 thì nhà ở tại nông thôn mà không xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa không cần cấp giấy phép xây dựng. Như vậy nếu nhà ở xây dựng tại đô thị, xây dựng tại nông thôn mà trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì cần phải xin phép xây dựng. Tương tự vậy, các chủ nhà nằm trong trường hợp vừa nêu cũng phải tiến hành thủ tục hoàn công khi xây dựng nhà ở.

Bởi vậy cần xác định vị trí xây dựng là trong đô thị hay tại nông thôn, nếu tại nông thôn thì thuộc trường hợp nào. Từ đó để các chủ nhà ở biết rằng bản thân sẽ cần thực hiện thủ tục hoàn công cho căn nhà của mình hay không. Lưu ý rằng thủ tục hoàn công không dựa vào công trình lớn hay nhỏ, cấp 4 hay nhà lầu mà hoàn toàn tùy thuộc vào các điều kiện pháp lý của căn nhà quyết định.

Bước 2: Xác định hiện trạng nhà ở để xin hoàn công

Hoàn công nhà ở chỉ được tiến hành khi bên thi công đã hoàn tất việc thi công nhà ở trên thực tế. Khi kết thúc việc thi công, nhà thầu thi công nhà ở phải có trách nhiệm hoàn thiện tất cả các công đoạn của việc thi công cũng như thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu toàn phần công trình. Đó là thời điểm chuẩn bị diễn ra việc hoàn công nhà.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng là danh mục những giấy tờ cần thiết sử dụng cho việc hoàn công. Chủ nhà xin hoàn công phải đáp ứng các loại giấy tờ được quy định trong danh mục này, tuy nhiên không phải mọi trường hợp xin hoàn công đều phải tuân thủ đầy đủ 8 loại giấy tờ được nêu trong Thông tư 05/2015/TT-BXD. Cụ thể như sau:

“1) Giấy phép xây dựng.

2) Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).

3) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

5) Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

6) Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).

7) Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).

8) Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.

Bước 4: Liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền 

– Tại UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện;

– UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có qui hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.

Thủ tục hoàn công nhà ở phức tạp ở chính cách thức các bên áp dụng trên thực tế chứ không hoàn toàn do quy định của pháp luật hiện hành. Bản thân chúng tôi với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực hoàn công nhà ở cũng thường gặp rất nhiều tình huống bất ngờ mà nếu không có kinh nghiệm và kiến thức thì khó lòng xử lý được.

Không ít những chủ nhà ở, vì lơ là trong quản lý giấy tờ trong suốt quá trình thi công xây dựng mà đến khi hoàn công thì hồ sơ không đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu. Mặt khác cũng có những chủ nhà ở, vì không nắm được thủ tục hoàn công mà chờ đợi mỏi mòn việc giải quyết hoàn công với một bộ hồ sơ không hoàn chỉnh và với sự chờ đợi không có điểm dừng.

Để thực hiện tốt nhất thủ tục hoàn công, theo kinh nghiệm của chúng tôi trước hết việc quản lý trong thi công nhà ở của các bạn phải thật sự cẩn thận và tỉ mỉ. Bên cạnh đó các bạn cần nắm vững được quy trình thủ tục hoàn công nhà ở để từ đó xác định được bản thân cần tiến hành bước nào trước bước nào trong thủ tục này để không bị rối khi thực hiện. Và hơn hết, nếu được thì chúng tôi luôn muốn các bạn tìm sự giúp đỡ, tư vấn từ các cá nhân, tổ chức có uy tín và kinh nghiệm để được hướng dẫn tận tình và hỗ trợ đắc lực trong thủ tục hoàn công.

Chia sẻ bài viết này
Facebook chat